Thiên văn Lưỡng Hà

Thần Marduk gắn liền với sao Mộc. 
Hình con dấu quân đội Babylon.
     Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, vùng Lưỡng Hà là nơi cư trú của người Sumer, Assyrie và Babylone. Ngay từ đầu thiên niên ký thứ 3 TCN, người Sumer đã biết sao Hôm và sao Mai chỉ là một và đến cuối thiên niên kỷ đó, theo một văn bản ghi trên đất sét tìm được, họ đã có được danh sách các chòm sao cũng như việc phân biệt giữa hành tinh với định tinh.  
     Vào thời kỳ thành phố Babylone bị người Kassite xâm chiếm, bộ sách chiêm tinh Enuma Anu Enlil đã ra đời với gần 7.000 lời tiên đoán. Thời kỳ Cổ Babylone, thiên văn học đã có những thành tựu quan trọng.

Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đạt được những thành tựu quan trọng.C ác tăng lữ thường ngồi trên tháp cao để quan sát thiên văn. Trong 1 năm, bầu trời Lưỡng Hà thường trong sáng được
8 tháng đã giúp các nhà thiên văn với mắt thường cũng có thể quan sát được.


      Đầu thiên niên kỷ 2 TCN, người Babylone đã nhận biết được 5 hành tinh của Hệ Mặt Trời là Sao Kim, Sao Thuỷ, Sao Hoả, Sao Thổ và Sao Hải Vương cũng như đường đi của chúng. Họ cũng phân biệt 12 chòm sao trên hoàng đạo, nghiên cứu về sao chổi, sao băng, tính được nhật thực, nguyệt thực và đặt ra âm lịch.  Tới cuối thiên niên kỷ 2 TCN, các vì sao được phân chia vào khoảng 70 chòm sao, trong đó có một số chòm trùng với các chòm sao ngày nay như Song Tử, Con Cua, Sư Tử, Bọ Cạp... Trong thời kỳ của vương quốc Assyrie, bộ sách Mul.Apin có niên đại vào khoảng năm 1100 TCN đã liệt kê danh mục các chòm sao, các sao, ngày tháng chúng mọc lên, 18 chòm sao nằm trên đường đi của Mặt Trăng (tiền thân của các cung hoàng đạo).
      Ngoài ra nó còn ghi lại lịch Mặt Trời và bằng xác định thời gian ban ngày theo cách đo đội dài bóng cọc tiêu.  Dưới triều đại các vị vua Assyrie cuối cùng, chiêm tinh học và thiên văn học được liệt vào những công việc quan trọng của vương quốc, một mạng lưới các đền thờ đồng thời là đài quan sát thiên văn hình thành, kết quả quan sát được báo cáo đều đặn cho quốc vương. Từ giữa thế kỷ 8 TCN, nhật thực, nguyệt thực được ghi lại trong danh sách đặc biệt và nhật ký quan sát thiên văn được lập ra. Ngoài thiên thực, những ngày trăng non, trăng tròn, vị trí của Mặt Trăng so với các vì sao, sự dịch chuyển của các hành tinh, sự xuất hiện của sao chổi, ngày phân, ngày chí... cũng được ghi chép cẩn thận.
      
      Qua 1 thời gian dài tích lũy kinh nghiệm,người Lưỡng Hà cho rằng vũ trụ có 7 hành tinh là mặt trời,mặt trăng và 5 hành tinh khác.Họ cũng đã xác định được đường hoàng đạo và chia hoàng đạo làm 12 cung,mỗi cung có 1 chòm sao tương ứng.Họ còn biết được chu kì của 1 số hành tinh,ví dụ:mặt trăng cứ hơn 18 năm lại quay về vị trí đối diện với mặt trời ;sao kim cứ 8 năm lại quay về vị trí cũ; sao Thủy:46 năm.sao Thổ:59 năm,sao Hỏa:79 năm:sao Mộc:83 năm. Do vậy họ đã tính được thời gian giũa 2 lần nhật thực,nguyệt thực. Ngoài ra,trong tài liệu để lại còn ghi chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão,

      Sang thời kỳ Tân Babylone, với sự phát triển của toán học, chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh được tính toán với độ chính xác cao hơn. Đóng góp nổi bật của giai đoạn này là sự phát triển khái niệm hoàng đạo: vòng tròn lớn của hoàng đới được chia thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với một chòm sao và gọi là cung hoàng đạo.  Đó cũng là thang chia độ để xác định vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành tinh. Cũng vào thời kỳ này, người Lưỡng Hà sử dụng lịch Mặt Trăng và Mặt Trời kết hợp, mỗi tháng có 29 đến 30 ngày và bắt đầu vào buổi tối khi lưỡi liềm của trăng non xuất hiện. Năm bắt đầu từ mùa xuân và gồm 12 hoặc 13 tháng Mặt Trăng. Các tháng phụ được cộng thêm vào sao cho ngày đầu tiên của năm trùng với kỳ lúa đại mạch chín, cứ một chu kỳ 19 năm, bảy tháng phụ lại được thêm vào. Người Babylone cũng tìm ra chu kỳ Saros - chu kỳ 18 năm của nguyệt thực để có thể dự báo nó.  
      Dựa vào sự quan sát thiên văn,từ thời Sumer, người Lưỡng Hà đã đặt ra Âm lịch, Âm lịch của người Sumer chia 1 năm 12 thánh,trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày,tháng thiếu có 29 ngày, như vậy 1 năm có 354 ngày, so với năm mặt trời còn thiếu 11 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó,họ đã biết thêm tháng nhuận. Thời Hammurabi, tháng nhuận do vua quy định, về sau mới có chu kì cố định. Đến thời Tân Babilon, cứ 8 năm thì nhuận 3 lần, sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần.

     Cũng vào thời Tân Babilon, mỗi tháng được chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày,tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày có 1 vị thân làm chủ. Cách dùng tên mặt trời mặt trăng và các hành tinh khác để gọi tên các ngày trong tuần vẫn được dùng ở phương Tây cho đến ngày nay.

     Một số nhà thiên văn học của thời kỳ này được nhắc đến là Kidinnu, Naburianus, Sudines  và Seleucus thành Seleucia, người ủng hộ thuyết nhật tâm.

     Các thành tựu thiên văn học của người Babylone "đã trở thành tài sản chung cho các nhà bác học Hy Lạp và đóng vai trò quan trọng trong trong lịch sử ngành khoa học này. Lý thuyết về Mặt Trăng của Hipparchus chẳng hạn, phần lớn là lấy cơ sở từ các các dữ liệu của các nhà bác học Babylone, hệ thống các chòm sao thời cổ Hy Lạp có rất nhiều chòm lấy từ các chòm sao đã biết ở vùng Lưỡng Hà. Và ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục chia thiên cầu thành 360° như các nhà thiên văn cổ đại vùng Lưỡng Hà đã làm."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét