Những tàn tích nổi tiếng nhất từ thời Lưỡng Hà là các tổ hợp đền tại Uruk từ thiên niên
Bình minh Lưỡng Hà |
kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, những đền đài và cung điện từ các địa điểm thuộc Triều đại sớm tại thung lũng Sông Diyala như Khafajah và Tell Asmar, những tàn tích của Triều đại Ur thứ 3 tại Nippur (điện thờ Enlil) và Ur (điện thờ Nanna), những tàn tích giữa Thời đồ đồng tại các địa điểm ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ Ebla, Mari, Alalakh, Aleppo và Kultepe, những cung điện giai đoạn cuối thời đồ đồng ở Bogazkoy (Hattusha), Ugarit, Ashur và Nuzi, các cung điện thời kỳ đồ sắt và các đền đài tại Assyria (Kalhu/Nimrud, Khorsabad, Nineveh), Babylonian (Babylon), Urartian (Tushpa/Van Kalesi, Cavustepe, Ayanis, Armavir, Erebuni, Bastam) và các dịa điểm Neo-Hittite (Karkamis, Tell Halaf, Karatepe). Các ngôi nhà thường là
tàn tích còn sót lại của Babylonia cổ tại Nippur và Ur. Trong số những văn bản về việc xây dựng công trình và mục đích của chúng, Gudea từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên là đáng chú ý nhất, cũng như những văn bản ghi chép hoàng gia Assyria và Babylonia từ Thời đồ sắt. Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn và hùng vĩ.
Công trình tiêu biểu vào loại sớm là tháp đền của thành bang Ua xây dựng vào khoảng thế kỷ XXII TCN.
Nền tháp là một hình chữ nhật dài 62,5m rộng 43m. Tháp gồm 4 tầng, phía trong là lõi đất, phía ngoài xây gạch, mỗi tầng một màu:
+ Tầng 1: màu đen, đại biểu cho thế giới dưới đất.
Công trình tiêu biểu vào loại sớm là tháp đền của thành bang Ua xây dựng vào khoảng thế kỷ XXII TCN.
Nền tháp là một hình chữ nhật dài 62,5m rộng 43m. Tháp gồm 4 tầng, phía trong là lõi đất, phía ngoài xây gạch, mỗi tầng một màu:
+ Tầng 1: màu đen, đại biểu cho thế giới dưới đất.
Ziggrat ở Ur |
+ Tầng 2: màu đỏ, đại biểu cho thế giới của con người.
+ Tầng 3: màu xanh, đại biểu cho thiên đường.
+ Tầng 4: màu trắng, đại biểu cho mặt trời. Tầng này đồng thời là một cái đền nhỏ.
Cả tháp có bậc cấp ở bên ngoài để đi lên đến đỉnh. Ngọn tháp này là nơi cúng thần đồng thời là nơi quan sát thiên văn.
Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách, cung điện, tháp, vườn hoa của Tân Babilon.
Thành của Tân Babilon ở phía nam thủ đô Bátđa của Irăc ngày nay. Toàn bộ tòa thành này màu vàng, dài 13,2km, cứ 44m có một tháp canh, tổng cộng có hơn 300 tháp canh. Thành có 3 lớp, chỗ dày nhất là 7,8m, chỗ mỏng nhất là 3,3m. Giữa các lớp thành có hào sâu và tường đất. Thành còn có một công trình phòng ngự bằng nước rất phức tạp. Nếu có địch tấn công thì có thể tháo nước để làm ngập vùng xung quanh để quân địch không đến gần thành được.
Ziggurat ở Nippur, Iraq |
Cửa phía Bắc của thành là nơi thờ thần Ixta nên gọi là cửa Ixta. Cửa có 2 lớp cao 12m. Trên cửa ốp gạch men xanh, trên gạch có nhiều phù điêu hình bò rừng, rồng với màu sắc rực rỡ. Từ cửa Ixta có một con đường rất thẳng đi đến phía Nam của thành. Đây là con đường để đám rước đi qua trong các dịp tế lễ vì vậy gọi là "đường thánh". Con đường này được lát bằng những tấm đá vôi vuông mỗi cạnh 1,05m, ở giữa lát đá màu trắng và màu hồng, hai bên lát màu đỏ. Trên đá có khắc chữ tiết hình. Hai bên đường thành có hai bức tường có tượng sư tử màu trắng và màu vàng. Cuối con đường thành là đền thờ thần Mácđúc. Trước đền có một cái hồ xây bằng đá cẩm thạch tượng trưng cho cái vực thẳm đã sinh ra thế giới. Bên cạnh đền có một tháp cao. Phía Bắc đền và tháp là cung điện và vườn hoa trên không.
Ngọn tháp gần đền Mácđúc cao 90m, đáy hình vuông, mỗi cạnh 91m. Tháp gồm bảy tầng, mỗi tầng có một màu riêng tượng trưng cho bảy ngôi sao. Tầng trên cùng của tháp là một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch men xanh nhạt, bốn góc có mạ vàng. Trong đền có tượng thần Mácđúc và các đồ dùng như giừơng, bàn, ghế bằng vàng. Có một bà cốt thường xuyên ở trong đền vì mọi người tin rằng thần Mácđúc cứ đến đêm lại về ở trong đền. Bà cốt ấy cũng được coi như một vị thần.
Cung điện Tân Babilon rất tráng lệ nhưng ngày nay chỉ biết được rằng riêng phòng đặt ngai vàng đã rộng đến 1200m2 (60m x 200m), qua đó có thể thấy được qui mô của tòa cung điện này.
Vườn hoa trên không (còn gọi là vườn treo) là một công trình rất độc đáo. Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên một cái đài lớn cao 25m. Cái đài này có 4 lớp, lớp dưới cùng là đá, lớp thứ hai là gạch, lớp thứ ba là những tấm chì và lớp trên cùng là đất. Chính trên lớp đất với độ cao 25m này, người ta trồng hoa thơm cỏ lạ tạo thành một vườn thượng uyển.
Tương truyền rằng vườn hoa này là do vua Nabusôđônôxo ra lệnh kiến tạo để chiều lòng vương hậu của ông vốn là một công chúa nước Mêđi chỉ quen với phong cảnh của đất nước nhiều rừng núi, chứ không thích cảnh đồng bằng ở Babilon. Vì vậy nhà vua phải tạo ra khu rừng nhân tạo cách biệt với khu vực xung quanh để cho vương hậu dạo chơi giải buồn.
Vườn hoa trên không và thành Babilon về sau được người Hy Lạp coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới.
Toàn bộ các công trình này đã đổ nát, nay chỉ còn lại những di tích mà giới khảo cổ học đã phát quật được.
Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là "bia diều hâu", "cột đá Naramxin", "Bia luật Hammurabi", các tượng thần Atxiri...
Bia diều hâu là tấm bia ghi sự tích vua Lagát đánh thắng quân Uma vào giữa thiên kỷ III TCN. Trên mặt sau của bia chạm cảnh thần Ninghiêcxu cầm lưới tung vào quân địch, bãi chiến trường đầy tử thi, bầy diều hâu bay lượn trên các xác chết; Cảnh vua Lagát đi trên xe ngựa dẫn đầu đội quân được trang bị bằng vũ khí nặng; cảnh chôn cất người chết; cảnh hiến tế tù binh...
Bia luật Hammurabi phần trên có chạm hình của Hammurabi đang đứng trang nghiêm
Ngọn tháp gần đền Mácđúc cao 90m, đáy hình vuông, mỗi cạnh 91m. Tháp gồm bảy tầng, mỗi tầng có một màu riêng tượng trưng cho bảy ngôi sao. Tầng trên cùng của tháp là một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch men xanh nhạt, bốn góc có mạ vàng. Trong đền có tượng thần Mácđúc và các đồ dùng như giừơng, bàn, ghế bằng vàng. Có một bà cốt thường xuyên ở trong đền vì mọi người tin rằng thần Mácđúc cứ đến đêm lại về ở trong đền. Bà cốt ấy cũng được coi như một vị thần.
Cung điện Tân Babilon rất tráng lệ nhưng ngày nay chỉ biết được rằng riêng phòng đặt ngai vàng đã rộng đến 1200m2 (60m x 200m), qua đó có thể thấy được qui mô của tòa cung điện này.
Vườn hoa trên không (còn gọi là vườn treo) là một công trình rất độc đáo. Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên một cái đài lớn cao 25m. Cái đài này có 4 lớp, lớp dưới cùng là đá, lớp thứ hai là gạch, lớp thứ ba là những tấm chì và lớp trên cùng là đất. Chính trên lớp đất với độ cao 25m này, người ta trồng hoa thơm cỏ lạ tạo thành một vườn thượng uyển.
Tương truyền rằng vườn hoa này là do vua Nabusôđônôxo ra lệnh kiến tạo để chiều lòng vương hậu của ông vốn là một công chúa nước Mêđi chỉ quen với phong cảnh của đất nước nhiều rừng núi, chứ không thích cảnh đồng bằng ở Babilon. Vì vậy nhà vua phải tạo ra khu rừng nhân tạo cách biệt với khu vực xung quanh để cho vương hậu dạo chơi giải buồn.
Vườn hoa trên không và thành Babilon về sau được người Hy Lạp coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới.
Toàn bộ các công trình này đã đổ nát, nay chỉ còn lại những di tích mà giới khảo cổ học đã phát quật được.
Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là "bia diều hâu", "cột đá Naramxin", "Bia luật Hammurabi", các tượng thần Atxiri...
Bia diều hâu là tấm bia ghi sự tích vua Lagát đánh thắng quân Uma vào giữa thiên kỷ III TCN. Trên mặt sau của bia chạm cảnh thần Ninghiêcxu cầm lưới tung vào quân địch, bãi chiến trường đầy tử thi, bầy diều hâu bay lượn trên các xác chết; Cảnh vua Lagát đi trên xe ngựa dẫn đầu đội quân được trang bị bằng vũ khí nặng; cảnh chôn cất người chết; cảnh hiến tế tù binh...
Bia luật Hammurabi phần trên có chạm hình của Hammurabi đang đứng trang nghiêm
Trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cố đại |
trước thần mặt trời và Samát (thần Tư Pháp).
Các tượng thần Atxiri thường cao lớn, quái dị. Tượng cao 3-4m, hoặc là đầu người mình sư tử hoặc là mình bò có cánh. Tác phẩm sinh động nhất là sư tử bị bắn.
Mặc dầu cũng có một tác phẩm điêu khắc như trên nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.
Các tượng thần Atxiri thường cao lớn, quái dị. Tượng cao 3-4m, hoặc là đầu người mình sư tử hoặc là mình bò có cánh. Tác phẩm sinh động nhất là sư tử bị bắn.
Mặc dầu cũng có một tác phẩm điêu khắc như trên nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.
Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon....
Lưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền Nam của Iraq.
Kiến trúc của người Sumer
Các ngôi đền điển hình của thời kì Protoliterate, bất kể dạng nền bằng hoặc dạng nền nâng cao được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi tiết trang trí. Tường nội thất thường được trang trí bằng các họa tiết hoặc hình mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Ở cổng vào các thành phố của người Sume ở Uruk (ngày nay là Tall al-Warka, Iraq) thường có các cột được trang trí theo cách đó. Trong nội thất các tường nền bằng được trang trí với các tranh tường miêu tả các sự tích thần thánh như ở Uqair
Do vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại.
Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét.
Do vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại.
Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét.
Kiến trúc Babylon
Vườn treo Babylon cổ đại |
Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu.
Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn.
Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7m và cách nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới.
Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình.
Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn
đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi.
Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang.
Vườn treo Babylon hiện nay |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét