Những bảo tàng nổi tiếng thế giới (P1)




Bao tang Louvre
Viện Bảo tàng Louvre

1.    Viện bảo tàng Louvre
 
                    Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa ngày 10 tháng 8 năm 1793.
                Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách mạng. Dưới thời Đệ nhất đế chế, nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khảo cổ giá trị được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần lớn các hiện vật này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng và kể từ Đệ tam cộng hòa, bên cạnh những hiện vật mua lại, bảo tàng còn liên tục nhận được các di vật và tặng phẩm cá nhân.
                Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.


2.    British Museum - Bảo tàng quốc gia lớn nhất Vương Quốc Anh


                
            Viện bảo tàng Anh quốc là một bảo tàng về lịch sử và văn hóa của loài người ở London. Bộ sưu tập của nó bao gồm hơn 13 triệu hiện vật nằm trong số lớn nhất và toàn diện nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ tất cả các châu lục, là những minh họa và tài liệu để tường thuật lại quá khứ nền văn hóa của nhân loại từ giai đoạn đầu cho đến ngày nay.



Britist Museum
Britist Museum


                Bảo tàng được thành lập trong năm 1753 và mở cửa lần đầu tiên cho công chúng tham quan vào năm 1759. Đây là một bảo tàng có giá trị độc nhất vô nhị vì nó là nơi lưu giữ cho cả một bảo tàng quốc gia về cổ vật và một thư viện quốc gia trong cùng tòa nhà. Và cũng giống như tất cả những viện bảo tàng quốc gia khác và các phòng triển lãm nghệ thuật ở Anh, viện bảo tàng không thu phí vào cửa.


3.    Viện bảo tàng Ermitage
                
           Ermitage ở Saint – Peterburg là Viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất nước Nga hiện nay và đứng thứ ba trên thế giới sau viện bảo tàng Louvre (Pháp) và Vatican (Ý).
                Viện bảo tàng Ermitage được thành lập năm 1764, Ermitage tiếng Pháp có nghĩa là nơi tách biệt, phần nào cũng đúng với trường hợp của Viện bảo tàng này, bởi chính nó chiếm hẳn một khu những toà nhà liền nhau vuông vức nằm trên bờ sông Neva thơ mộng.
                Những toà nhà của Ermitage cũng chính là những công trình kiến trúc tuyệt vời: cái vỏ hình thức rất phù hợp với nội dung chứa đựng bên trong là những tác phẩm nghệ thuật các thời đại và những di tích lịch sử văn hoá cổ xưa.



Ermitage
Ermitage - Saint Peterburg-Nga

                Toà nhà chính trong quần thể kiến trúc của Ermitage là Cung điện Mùa Đông. Đây là tác phẩm tuyệt vời của kiến trúc sư danh tiếng V.V.Rastrelli thiết kế. được xây dựng từ thế kỷ 18 trong  khoảng thời gian từ 1754 – 1762. Cung điện Mùa Đông là một toà nhà được xây dựng theo kiểu barokko uy nghi mà tráng lệ,có sức thẩm mỹ cao. Nội thất của Cung điện cũng là những gian phòng có nhiều có nhiều kiểu kiến trúc độc đáo.
4.    Metropolitan (MET) – Bảo tàng mỹ thuật lớn nhất Mỹ
              
         Metropolitan Museum of Art (viết tắt là the Met) là một trong những viện bảo tàng mỹ thuật lớn nhất của Hoa Kỳ, đặt tại trung tâm Thành phố New York. Bảo tàng này được thành lập năm 1870 và mở cửa đón khách năm 1872. Trong bảo tàng có các bộ sưu tập rất quý hiếm về nghệ thuật Ai Cập cổ đại và phương Đông cổ, nghệ thuật châu Âu gồm các kiệt tác của Titian, Georges de La Tour, Rembrandt, Monet, Van Gogh... và những báu vật khác thuộc Hy Lạp cổ đại, La Mã, nghệ thuật Hồi giáo Trung cổ, đặc biệt là hội họa châu Âu thế kỷ 20.



metropotalian
Bảo tàng Metropolitan- New York

                Trong số các kiệt tác mỹ thuật thế giới được trưng bày tại bảo tàng phải kể đến Đức mẹ với Chúa hài đồng và cây đàn của Raphael, Thần Vệ nữ và cây đàn của Titian, Phong cảnh Toledo của El Greco... Hằng năm the Met thu hút hơn 4 triệu người đến tham quan.

5.    Bảo tàng Mặt nạ Sri-Lanka
                Bảo tàng mặt nạ Srilanka chuyên sưu tầm, bảo quản, trưng bày các loại mặt nạ.
                Trước đây, trên thế giới, Srilanka là nước duy nhất xây dựng loại bảo tàng này và Srilanka cũng là nước có nhiều lễ hội truyền thống, đặc sắc. Những người tham dự lễ hội đều đeo mặt nạ. Có lễ hội, người dự mang tới 50-60 mặt nạ khác nhau như lễ hội Kolam.



bao tang srilanka
Bảo tàng mặt nạ ở Srilannka




Mặt nạ với nhiều chất liệu


6.    Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin – Bảo tàng lớn  nhất của Nga về nghệ thuật nước ngoài
                Bảo tàng mỹ thuật Pushkin của Nga nổi tiếng là một trong những không gian triển lãm lớn nhất châu Âu. Cũng như Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp) và Tate Modern ở London (Anh), Pushkin hiện có trong kho lưu trữ hàng trăm ngàn tác phẩm đủ loại, trong đó chỉ có một phần mười mới được công chúng biết đến.



bao tang my thuat puskin
Pushkin Museum Of Fine Art


7.    Bảo tàng Nga

                Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Nga là 1 trong những bảo tàng lớn nhất nước Nga, nơi trưng bày và cất giữ hơn 400.000 tác phẩm của tất cả các trường phái nghệ thuật từ thế kỉ thứ 9 tới thế kỉ 20. Tại đây các bạn có thể chiêm ngưỡng những kiệt tác hội họa của các bậc thầy về nghệ thuật của nước Nga: K.Brullov, I.Aivazovsky, F.Bruni, F.Tolstoi, A.Ivanov, V.Perov, I.Repin, I.Levitan...



Cung điện Mikhailovsky
Cung điện Mikhailovsky

                Đây là viện bảo tàng nghệ thuật dân tộc đầu tiên của nước Nga, được thành lập vào ngày 13.04.1895 theo lệnh của hoàng đế Nhicolai Đệ Nhị. Bảo tàng chính thức mở cửa đón những người khách tham quan đầu tiên đến thăm vào 07.03.1898. Ngày nay Bảo tàng quốc gia Nga gồm có 5 tòa nhà chính: cung điện Mikhailovsky và tòa nhà Benua, cung điện Stroganov, cung điện đá cẩm thạch, lâu đài thánh Michael, hành cung Pie ở vườn Mùa Hè. Hầu hết các hiện vật quý hiếm của bảo tàng hiện nay đang nằm ở Cung điện Mikhailovsky.
8.    Bảo tàng Trêtiakov

                Viện bảo tàng State Tretyakov tại thủ đô Moscow là kho tàng quốc gia về nghệ thuật trong sáng của Nga, đồng thời cũng là một trong những viện bảo tàng vĩ đại nhất thế giới. Bộ sưu tập những hiện vật trong viện bảo tàng bao gồm toàn bộ những tác phẩm nghệ thuật từ xưa tới nay và các nghệ sĩ có nhiều đóng góp đối với lịch sử phát triển nghệ thuật của nước Nga hoặc có mối liên hệ một cách mật thiết với nó.



Bảo tàng State Tretyakov
Bảo tàng State Tretyakov – Moscow, Nga

                Bộ sưu tập này lưu giữ hơn 130,000 tác phẩm về ngành điêu khắc, hội họa và đồ họa, được tạo ra trong suốt hàng thế kỷ bởi những thế hệ liên tiếp của các nghệ sĩ Nga. Những tác phẩm nghệ thuật đang được trưng bày tại đây được phân loại theo các giai đoạn khác nhau từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 20.

Vũ khí chiến tranh hiện đại (P1)





ngu loi
Ngư lôi

1.     Ngư lôi

        Ngư lôi (Torpedo- cá đuối điện) là một loại vũ khí hải quân tự chuyển động dưới nước,
tự chuyển động đến mục tiêu, mang theo lượng nổ để tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi, đánh phá các hải cảng, vịnh, âu tàu…Có nhiều cách phân loại ngư lôi:
        Dạng động cơ: Ngư lôi khí nén, ngư lôi điện và ngư lôi phản lực.
        Dạng lượng nổ: Ngư lôi thông thường, ngư lôi hạt nhân.
        Đặc tính điều khiển: Ngư lôi tự dẫn, ngư lôi điều khiển ngoài và ngư lôi chạy thẳng.
        Với kích thước dài khoảng 2.6 – 9m, ngư lôi thường mang hai ngòi nổ, ngòi nổ tiếp xúc hoạt động khi chạm vào thành tàu, và ngòi nổ không tiếp xúc, gây nổ khi chịu tác động của các trường vật lý khác nhau. Ngư lôi được lấp các hệ máy móc phức tạp cho phép tự động lái ngư lôi theo hướng và độ sâu định trước.


      Ngư lôi ngày nay có hình trụ rất dài, có máy tự đẩy và mang theo đầu đạn chứa nhiều thuốc nổ. Ngư lôi mang đầu đạn từ vài chục, vài trăm kilôgram đến nhiều tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Ngư lôi cũng được dùng như một thành phần của vũ khí khác.
§  Các tên lửa phóng từ tàu ngầm dùng ngư lôi đẩy lên mặt nước trước khi phóng.
§  Các tên lửa chống ngầm mang đến khu vực có mục tiêu một phao nổi và ngư lôi nối với nhau bởi dây dẫn, qua đó điều khiển được ngư lôi.
§  Một số loại thủy lôi  đầu đạn ngư lôi. Khi phát hiện ra mục tiêu phần ngư lôi lao đến tiêu diệt.



Torpedo
10 trái ngư lôi của Petya-III

       Mặc dù đã có vũ khí tên lửa, song trong tác chiến chống ngầm  ngư lôi vẫn là phương tiện đánh tàu ngầm chủ yếu, không thể thay thế. Đã xuất hiện dạng ngư lôi vạn năng có thể diệt cả tàu nổi lẫn tàu ngầm. Một phát triển khác như tên lửa mang đầu đạn là một quả ngư lôi để diệt tàu ngầm ở một cự ly rất lớn. 
2.     Thủy lôi
        Thủy lôi (Seamine), còn gọi là mìn nước, mìn hải quân, là loại vũ khí diệt tàu ngầm, tàu nổi và các loại tàu chiến khác hoặc gây khó khăn cho hoạt động của chúng. Thủy lôi có thể mang lượng nổ thông thường hoặc lượng nổ hạt nhân.



Thuy loi
Thủy lôi do quân đội Đức thả ngoài khơi Australia

        Do được thả trong nước, để tránh sự dịch chuyển do tác động của các dòng nước xô đẩy từ các phía, thủy lôi thường có dạng tròn. Ngoài ra, để gia tăng tính cố định cho thủy lôi, một số dây cột được sử dụng giữ thủy lôi lơ lửng trong nước, không nổi lên bề mặt để dễ bị phát hiện nhưng cũng không chìm dưới đáy sông hay biển khiến hiệu quả bị suy giảm. Cũng vì được thả ngầm trong nước, xác suất để va chạm với tàu thuyền khá nhỏ, thủy lôi hiện đại phải thiết kế thêm thiết bị cảm ứng để tự bị kích nổ khi tàu thuyền đến gần, và thường có kích thước lớn, chứa một lượng nổ rất mạnh. Các đầu nổ của thủy lôi thường dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước, với kim loại, với từ trường khi tàu thuyền đi qua v.v.



seamine
Thủy lôi Hertz

       Thủy lôi thường được thả nhiều, tạo thành những bãi mìn ngầm dưới mặt nước biển rất nguy hiểm, nhằm phong tỏa các khu vực trọng yếu, như các luồng tàu thuyền của đối phương, các bến cảng.
3.     Súng trường
                Súng trường (rifle)là loại súng cá nhân nòng dài, dùng để diệt mục tiêu trong tầm nhìn (đến 2000m). Súng dùng năng lượng thuốc phóng (hóa năng) để đưa vật sát thương – đầu đạn tới mục tiêu. 



AK-47
Súng trường AK-47
               Ở súng trường hiện đại thường dùng nòng có rãnh xoắn, có khả năng tự động nạp đạn và bắn liên thanh. Có nhiều loại sung trường khác nhau. Thông dụng hơn cả là sung trường xung kích. Ngoài ra, còn có súng trường kỵ binh – hay súng carbine (các bin) và một số súng chuyên dụng khác. Theo đặc điểm có hai loại:
§  Súng trường bán tự động (khoảng 1890): Những súng trường bán tự động đầu tiên, có cơ cấu bắn liên thanh hoặc nhờ lực giật lùi hoặc nhờ khí đốt, đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 14.
§  Súng trường bắn các góc (thế kỷ 14): Nguời ta không biết ai phát minh ra loại súng trường bắn các góc. Có thể một người đi săn nào đó đã uốn cong nòng súng của mình. Ít nhất là từ thế kỷ 14 người ta đã thấy loại súng này ở miền Tây nước Pháp. Nó cho phép bắn thú săn mà không cần phải lộ ra



sung truong
Súng trường M1903 Springfield


4.     Súng ngắn
        Súng ngắn là loại hỏa khí tự vệ cá nhân, dùng để chiến đấu ở cự ly gần vài chục mét trở lại. Súng ngắn thường dùng đạn đầu tày, cỡ đạn trong khoảng 9-12 mm. Súng ngắn có trọng lượng nhỏ, thường dưới 1kg.
        Súng ngắn hiện đại là súng có nòng rãnh, có khả năng nạp đạn tự động, một số mẫu có khả năng bắn liên thanh gọi là súng liên thanh.. Gồm 2 loại:
        Súng ngắn ổ xoay: Súng ngắn ổ xoay là loại súng ngắn nạp đạn theo nguyên tắc: "băng đạn" là một vòng tròn trên đó lắp các viên đn- thường từ 5 đến 6 viên, có thể xoay đều, khi kim ha của búa đập đập vào ht n của viên đạn thì đồng thời có một cơ cấu giúp nó đẩy băng đạn xoay một góc độ nhất định để sau đó búa đập sẵn sàng đập vào hạt nổ của viên đạn kế tiếp.



Súng ngắn ổ xoay

        Súng ngắn phản lực: Súng ngắn phản lực hoạt động khác hẳn, lợi dụng phn lc của thuốc đạn khi kim hỏa đập vào hạt nổ gây nổ tạo năng lượng đẩy đầu đạn bay đi, đồng thời đẩy khóa nòng - bộ phận có tác dụng giữ nòng súng và kim hỏa, nạp đạn... - về phía sau, khi trượt qua viên đạn trong băng đạn sẽ kéo viên đạn này vào vị trí sẵn sàng.



sung ngan
Súng ngắn Makarov

5.     Súng tiểu liên
         Súng tiểu liên là hỏa khí tự động (liên thanh) cá nhân, dùng để chống mục tiêu sinh lực ở cự ly gần, khoảng 200m trở lại.
         Đặc điểm đầu tiên làm cho tiểu liên khác với súng trường do nó có băng đạn rời chứa được nhiều đạn hơn (từ 20 viên trở lên) súng trường (không quá 15 viên). Nòng súng tiểu liên thường dài không quá 500 mm trong khi nòng súng trường có độ dài từ 650 mm (súng thường) đến 1000 mm (súng trường bắn tỉa).



sung tieu lien
Súng tiểu liên Khaybar KH2002 của Iran

       Cơ chế vận hành của tiẻu liên đều dựa trân nguyên tắc khóa nòng tự lùi để lên đạn bằng lò so đẩy về và tự điểm hỏa bằng lò so búa đập để qua kim hoả, kích thích hạt nổ.
6.    Súng cối
          Súng cối (Mortar- pháo cối) là loại pháo nòng ngắn, tầm gần, góc bắn cao. Do góc bắn cao, súng cối không cần hệ thống kim hỏa và giảm giật phức tặp. Nòng sóng thường nhẫn, và được nạp đạn từ đầu nòng.
         Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo.
        Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ không có cáp tút (tiếng Pháp: cartouche). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Và vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại pháo trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.
         Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Súng cối khác với các loại súng pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng điều này cho phép thao tác bắn rất đơn giản, bắn rất nhanh.

              



sung coi
Súng cối Mallet cỡ nòng 915mm Pháo đài Nelson -Anh

     

Phương tiện chiến tranh hiện đại (P1)





khinh ham
Tàu Frigate tên lửa (Gepard 3.9)


1. Tàu Frigat      
       Tàu Frigat còn gọi là khinh hạm, là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ, cơ động cao,
dùng để bảo vệ các tàu chiến lớn như tàu sân bay, tàu chủ lực (Batleship), tàu tuần dương, hoặc để hộ tống các đoàn tàu vận tải và đổ bộ. Với lượng giãn nước 900-4500 tấn, tàu Frigat nhỏ hơn đáng kể so với  tàu tuần dương. Tuy nhiên khi so chúng với tàu khu trục thì tình hình khá rắc rối do cách quan niệm và vai trò khác nhau của tàu Frigat trong tổ chức từng hạm đội. Tại nước Anh, nơi khai sinh ra tàu khu trục đầu tiên, thì tàu Frigat được xếp vào loại lớn hơn hoặc tương đương loại tàu khu trục. Còn tại Mỹ, tàu Frigat mặc dù thường lớn hơn so với Anh song là loại tàu nhỏ nhất của họ tàu chiến nổi truyền thống (combatant).
       Với tư cách là một tàu nhỏ bảo vệ trong cụm tác chiến  đặc nhiệm tàu sân bay, tàu Frigat đã dính líu vào khá nhiều cuộc xung đột và chiến tranh thế giới II, như tại Triều Tiên (1953-1954), Cuba (1962), Việt Nam, Malvinat… Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991), có tới 10 tàu Frigat của Mỹ và Anh tham chiến.



Frigate
Tàu Frigate chạy guồng Pháp

        Song cũng như các tàu chiến nổi cồng kềnh và đắt tiền khác, vai trò của tàu Frigat đang ngày càng giảm đi, mà một trong những đối thủ của nó là các tốc hạm nhỏ (dưới 10 tấn). Phát triển qua các giai đoạn lịch sử kỹ thuật:
Tàu buồm Frigate
Tàu pháo Frigate (tàu chiến bọc sắt)
Frigate chạy guồng (tàu hơi nước)
Tàu Frigate bọc thép
Frigate chống tàu ngầm
Tàu Frigate tên lửa điều khiển
Gepard-3.9 frigate được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các phương tiện tấn công đường không của địch cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển và vùng đặc quyền kinh tế.

2. Tàu cánh ngầm
          Tàu cánh ngầm (Hydrofoil) là một loại tàu nổi mà khi chuyển động than được nâng lên khỏi mặt nước nhờ lực thủy động do các cánh nâng tao ra.
       Cánh được tạo hình để di chuyển nhẹ nhàng trong nước với dòng chảy nhanh hơn ở mặt trên làm áp lực giảm xuống và nhờ thế tạo ra lực nâng trên cánh. Lực nâng nhấc thân tàu lên, làm giảm lực cản và tăng tốc độ. Lực nâng cuối cùng cân bằng với trọng lượng tàu, đạt tới một điểm mà tại đó tàu cánh ngầm không thể còn được nâng ra khỏi nước nữa, mà trở nên ổn định. Bởi lực của sóng tác động trên một diện tích nhỏ hơn của tàu cánh ngần, lực cản hỗn loạn giảm đáng kể.
       Phân loại tàu cánh ngầm theo chức năng: vận tải, đổ bộ, tuần tiễu; theo chủng loại vũ khí: tên lửa, pháo, ngư lôi; theo dạng động cơ: động cơ tua bin khí, tua bin cánh quạt, phụt nước..



Tàu cánh ngầm tuần tra tấn công nhanh của Hải quân Cuba

       Hi quân Hoa K có nhiều tàu cánh ngầm chiến đấu, như lp Pegasus, từ năm 1977 đến năm 1993. Những chiếc tàu cánh ngầm này có tốc độ nhanh và trang bị tốt, có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu nổi lớn nhất. Trong vai trò ngăn chặn ma tuý của mình, chúng là ác mộng cho những kẻ buôn lu ma tuý, chúng rất nhanh, có tên lửa và súng đủ để ngăn chặn bất cứ vật gì mà chúng không bắt được, cũng như khả năng gọi hỗ trợ của không quân.


3. Tàu khu trục
       Tàu khu trục (Destroyer) là một lọa tàu chiến nổi chạy nhanh, trang bị mạnh, làm nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi của đối phương, bảo vệ hạm đội, các tàu vận tải, tàu đổ bộ. Ngoài ra nó còn được dùng trong các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra, chi viện hỏa lực, bắn phá ven bờ biển, thả thủy lôi.



tau khu truc
Tàu khu trục của Hàn Quốc

      Tàu khu trục hiện địa thuờng được trang bị các loại vũ khí khác nhau như tên lửa và pháo các loại, bom chìm, ngư lôi… Ngoài ra có thể được trang bị từ 1 đến 2 máy bay lên thẳng.
       So với các loại tàu chiến nổi truyền thống khác, khu trục là loại tàu ra đời muộn hơn cả, nó gắn liền với sự phát triển của ngư lôi.
4. Tàu tuần dương
        Tàu tuần dương (Cruiser) là loại tàu chiến nổi khá lớn dùng để tuần tiễu vũ trang trên biển, bảo vệ các tuyến giao thông, hộ tống các đoàn tàu vận tải và chi viện hỏa lực cho tàu chủ lực trong hội chiến hải quân.
       Tàu tuần dương là một phương tiện chiến đấu hoạt động ở cách xa của hải quân, trong lúc các tàu chiến chủ lực được giữ lại ở gần nhà hơn. Vai trò chính của chúng là tấn công tàu buôn của đối phương, thường thấy đến mức nhiệm vụ này được gọi là "chiến tranh tuần dương hạm". Các vai trò khác bao gồm trinh sát, và hộ tống các tàu sân bay hay các đoàn tàu vận tải. Tàu tuần dương thường được cho tháp tùng hạm đội thiết giáp hạm, và là lực lượng mũi nhọn trong các cuộc đối đầu trên mặt biển vốn được xem là không đủ quan trọng để bố trí thiết giáp hạm.
        Vào cuối thế kỷ 20, sự mai một của thiết giáp hạm đã khiến cho tàu tuần dương hạm trở thành hạm tàu nổi mạnh mẽ nhất và lớn nhất. Tuy nhiên, vai trò của tàu tuần dương ngày càng thiên về vai trò hỗ trợ phòng không cho hạm đội hơn là chiến tranh tuần dương độc lập.
Có các loại tàu tuần dương như sau:
Tàu tuần dương bảo vệ: phóng lôi, bọc thép
Tàu tuần dương hạng nhẹ, phụ trợ
Tàu tuần dương hạng nặng, thiết giáp hạm, tàu tuần dương phòng không
Tàu tuần dương sân bay




tuan duong
Tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên lửa dẫn đường

5. Tàu sân bay
        Tàu sân bay (Aircraft Carrier) còn gọi là tàu chở máy bay hay hàng không mẫu hạm, là một họ tàu chiến nổi, được thiết kế để làm căn cứ nổi, cơ động trên biển cho máy bay. Sức mạnh tấn công chủ yếu của tàu sân bay không phải là hỏa lực trực tiếp (pháo, tên lửa, ngư, thủy lôi…) mà thông qua lực lượng máy bay mang theo.



tau san bay
Đường băng chéo góc của tàu sân bay




Tàu sân bay

6. Tàu ngầm
        Tàu ngầm (Submarine) là dạng tàu có khả năng hoạt động trong một thời gian dàu ở tầng dưới mặt nước.
       Nguyên lý hoạt động của tàu ngầm dựa vào hai định luật cơ bản của Vật lý:
            Định luật Ac-si-mét: Với bất cứ một vật nào chìm trong nước, đều chịu một lực đẩy, thẳng đứng, hướng lên trên và có độ lớn đúng bằng phần chất lỏng mà vật đang chiếm chỗ.
            Định luật Pascal: Áp suất mà một bề mặt phải chịu tỉ lệ thuận cùng lực tác dụng lên bề mặt, tỉ lệ nghịch với diện tích bề mặt đó.



Tàu ngầm loại Ohio đang phóng tên lửa

        Đối với một tàu ngầm thông thường, có hai lớp vỏ, lớp vỏ trong dầy hơn nhiều và cũng là lớp vỏ của khoang nhân viên, giữa hai lớp vỏ là khoang trống có chứa các giàn ép nước. Khi tàu nổi thì khoang giữa hai lớp vỏ này trống, khi muốn tàu lặn thì có một van phía trên sẽ mở, nước tràn vào khe giữa hai vỏ làm khối lượng tàu tăng lên, chìm xuống. Các giàn ép phía trong khoang giữa hai vỏ này có nhiệm vụ dồn không khí vào chiếm chỗ nước để tàu nổi lên.




tau ngam
Tàu ngầm Trung Quốc