Phương tiện chiến tranh hiện đại (P1)





khinh ham
Tàu Frigate tên lửa (Gepard 3.9)


1. Tàu Frigat      
       Tàu Frigat còn gọi là khinh hạm, là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ, cơ động cao,
dùng để bảo vệ các tàu chiến lớn như tàu sân bay, tàu chủ lực (Batleship), tàu tuần dương, hoặc để hộ tống các đoàn tàu vận tải và đổ bộ. Với lượng giãn nước 900-4500 tấn, tàu Frigat nhỏ hơn đáng kể so với  tàu tuần dương. Tuy nhiên khi so chúng với tàu khu trục thì tình hình khá rắc rối do cách quan niệm và vai trò khác nhau của tàu Frigat trong tổ chức từng hạm đội. Tại nước Anh, nơi khai sinh ra tàu khu trục đầu tiên, thì tàu Frigat được xếp vào loại lớn hơn hoặc tương đương loại tàu khu trục. Còn tại Mỹ, tàu Frigat mặc dù thường lớn hơn so với Anh song là loại tàu nhỏ nhất của họ tàu chiến nổi truyền thống (combatant).
       Với tư cách là một tàu nhỏ bảo vệ trong cụm tác chiến  đặc nhiệm tàu sân bay, tàu Frigat đã dính líu vào khá nhiều cuộc xung đột và chiến tranh thế giới II, như tại Triều Tiên (1953-1954), Cuba (1962), Việt Nam, Malvinat… Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991), có tới 10 tàu Frigat của Mỹ và Anh tham chiến.



Frigate
Tàu Frigate chạy guồng Pháp

        Song cũng như các tàu chiến nổi cồng kềnh và đắt tiền khác, vai trò của tàu Frigat đang ngày càng giảm đi, mà một trong những đối thủ của nó là các tốc hạm nhỏ (dưới 10 tấn). Phát triển qua các giai đoạn lịch sử kỹ thuật:
Tàu buồm Frigate
Tàu pháo Frigate (tàu chiến bọc sắt)
Frigate chạy guồng (tàu hơi nước)
Tàu Frigate bọc thép
Frigate chống tàu ngầm
Tàu Frigate tên lửa điều khiển
Gepard-3.9 frigate được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các phương tiện tấn công đường không của địch cũng như tuần tiễu hay hộ tống độc lập hoặc trong các biên đội tàu nhằm bảo vệ các tuyến vận tải biển và vùng đặc quyền kinh tế.

2. Tàu cánh ngầm
          Tàu cánh ngầm (Hydrofoil) là một loại tàu nổi mà khi chuyển động than được nâng lên khỏi mặt nước nhờ lực thủy động do các cánh nâng tao ra.
       Cánh được tạo hình để di chuyển nhẹ nhàng trong nước với dòng chảy nhanh hơn ở mặt trên làm áp lực giảm xuống và nhờ thế tạo ra lực nâng trên cánh. Lực nâng nhấc thân tàu lên, làm giảm lực cản và tăng tốc độ. Lực nâng cuối cùng cân bằng với trọng lượng tàu, đạt tới một điểm mà tại đó tàu cánh ngầm không thể còn được nâng ra khỏi nước nữa, mà trở nên ổn định. Bởi lực của sóng tác động trên một diện tích nhỏ hơn của tàu cánh ngần, lực cản hỗn loạn giảm đáng kể.
       Phân loại tàu cánh ngầm theo chức năng: vận tải, đổ bộ, tuần tiễu; theo chủng loại vũ khí: tên lửa, pháo, ngư lôi; theo dạng động cơ: động cơ tua bin khí, tua bin cánh quạt, phụt nước..



Tàu cánh ngầm tuần tra tấn công nhanh của Hải quân Cuba

       Hi quân Hoa K có nhiều tàu cánh ngầm chiến đấu, như lp Pegasus, từ năm 1977 đến năm 1993. Những chiếc tàu cánh ngầm này có tốc độ nhanh và trang bị tốt, có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu nổi lớn nhất. Trong vai trò ngăn chặn ma tuý của mình, chúng là ác mộng cho những kẻ buôn lu ma tuý, chúng rất nhanh, có tên lửa và súng đủ để ngăn chặn bất cứ vật gì mà chúng không bắt được, cũng như khả năng gọi hỗ trợ của không quân.


3. Tàu khu trục
       Tàu khu trục (Destroyer) là một lọa tàu chiến nổi chạy nhanh, trang bị mạnh, làm nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm, tàu nổi của đối phương, bảo vệ hạm đội, các tàu vận tải, tàu đổ bộ. Ngoài ra nó còn được dùng trong các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra, chi viện hỏa lực, bắn phá ven bờ biển, thả thủy lôi.



tau khu truc
Tàu khu trục của Hàn Quốc

      Tàu khu trục hiện địa thuờng được trang bị các loại vũ khí khác nhau như tên lửa và pháo các loại, bom chìm, ngư lôi… Ngoài ra có thể được trang bị từ 1 đến 2 máy bay lên thẳng.
       So với các loại tàu chiến nổi truyền thống khác, khu trục là loại tàu ra đời muộn hơn cả, nó gắn liền với sự phát triển của ngư lôi.
4. Tàu tuần dương
        Tàu tuần dương (Cruiser) là loại tàu chiến nổi khá lớn dùng để tuần tiễu vũ trang trên biển, bảo vệ các tuyến giao thông, hộ tống các đoàn tàu vận tải và chi viện hỏa lực cho tàu chủ lực trong hội chiến hải quân.
       Tàu tuần dương là một phương tiện chiến đấu hoạt động ở cách xa của hải quân, trong lúc các tàu chiến chủ lực được giữ lại ở gần nhà hơn. Vai trò chính của chúng là tấn công tàu buôn của đối phương, thường thấy đến mức nhiệm vụ này được gọi là "chiến tranh tuần dương hạm". Các vai trò khác bao gồm trinh sát, và hộ tống các tàu sân bay hay các đoàn tàu vận tải. Tàu tuần dương thường được cho tháp tùng hạm đội thiết giáp hạm, và là lực lượng mũi nhọn trong các cuộc đối đầu trên mặt biển vốn được xem là không đủ quan trọng để bố trí thiết giáp hạm.
        Vào cuối thế kỷ 20, sự mai một của thiết giáp hạm đã khiến cho tàu tuần dương hạm trở thành hạm tàu nổi mạnh mẽ nhất và lớn nhất. Tuy nhiên, vai trò của tàu tuần dương ngày càng thiên về vai trò hỗ trợ phòng không cho hạm đội hơn là chiến tranh tuần dương độc lập.
Có các loại tàu tuần dương như sau:
Tàu tuần dương bảo vệ: phóng lôi, bọc thép
Tàu tuần dương hạng nhẹ, phụ trợ
Tàu tuần dương hạng nặng, thiết giáp hạm, tàu tuần dương phòng không
Tàu tuần dương sân bay




tuan duong
Tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên lửa dẫn đường

5. Tàu sân bay
        Tàu sân bay (Aircraft Carrier) còn gọi là tàu chở máy bay hay hàng không mẫu hạm, là một họ tàu chiến nổi, được thiết kế để làm căn cứ nổi, cơ động trên biển cho máy bay. Sức mạnh tấn công chủ yếu của tàu sân bay không phải là hỏa lực trực tiếp (pháo, tên lửa, ngư, thủy lôi…) mà thông qua lực lượng máy bay mang theo.



tau san bay
Đường băng chéo góc của tàu sân bay




Tàu sân bay

6. Tàu ngầm
        Tàu ngầm (Submarine) là dạng tàu có khả năng hoạt động trong một thời gian dàu ở tầng dưới mặt nước.
       Nguyên lý hoạt động của tàu ngầm dựa vào hai định luật cơ bản của Vật lý:
            Định luật Ac-si-mét: Với bất cứ một vật nào chìm trong nước, đều chịu một lực đẩy, thẳng đứng, hướng lên trên và có độ lớn đúng bằng phần chất lỏng mà vật đang chiếm chỗ.
            Định luật Pascal: Áp suất mà một bề mặt phải chịu tỉ lệ thuận cùng lực tác dụng lên bề mặt, tỉ lệ nghịch với diện tích bề mặt đó.



Tàu ngầm loại Ohio đang phóng tên lửa

        Đối với một tàu ngầm thông thường, có hai lớp vỏ, lớp vỏ trong dầy hơn nhiều và cũng là lớp vỏ của khoang nhân viên, giữa hai lớp vỏ là khoang trống có chứa các giàn ép nước. Khi tàu nổi thì khoang giữa hai lớp vỏ này trống, khi muốn tàu lặn thì có một van phía trên sẽ mở, nước tràn vào khe giữa hai vỏ làm khối lượng tàu tăng lên, chìm xuống. Các giàn ép phía trong khoang giữa hai vỏ này có nhiệm vụ dồn không khí vào chiếm chỗ nước để tàu nổi lên.




tau ngam
Tàu ngầm Trung Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét