Thần Brahma- Đấng Sáng Tạo

Brahma
Thần Brahma- Đấng sáng tạo


                 Đấng sáng tạo- sự luân phiên ngày - đêm là do Brahma.
            Từ đầu Brahma cho sinh ra những nhà tiên tri Marici, Atri, Angiras, Pulastya, Pulaha, Kratuj, Pracetas, Vashishta, Bhrgu and Narada. Từ người Brahma sinh ra 9 con trai là Daksa, Dharma, Kama, Anger, Greed, Delusion (Maya), Lust, Joy, Death and Bharata và một con gái là Angaja.

            Thần có 4 tay, cầm: dụng cụ thờ cúng (sruva), kinh vedas, bình nước và chuỗi tràng hạt.
            Linh vật của Brahma là ngỗng (hoặc gà mái) Hamsa- được xem là biểu tượng của sự phán xét giữa thiện-ác
            Brahma còn tạo ra một vị thần nửa nam -nửa nữ, Brahma gọi nữ thần này là Gayatri, còn được biết đến với tên Saraswati- nữ thần Trí tuệ-Học thức. Đây cũng là vợ của Brahma.
            4 bộ kinh Vệ Đà tương truyền được sáng tạo từ các đầu của Brahma.

      Các truyền thuyết và sách cổ tích Ấn Độ cổ đã đưa ra nhiều thuyết khác nhau để giải thích lai lịch của Brahmâ. Một thuyết kể lại rằng Brahmâ (hay Brama) ra đời do cuộc phối hợp giữa Đấng tối cao với năng lực của ngài là Mâyâ.
Brahma
Vị thần của Nam của Nữ

      Một thuyết khác lại nói Brahmâ được sinh ra trong một quả trứng vàng, tức kim noãn, hay Hoàng kim thai tử Hiranyagabha trôi nổi trên mặt biển vô biên. Sau khi nằm trong trứng vàng một năm, thần mới phân quả trứng ra làm đôi,  một nửa trên là trời, một nửa dưới là đất và khoảng giữa là không trung.

      Ngài nặn cho núi cao, đào cho biển sâu, ban sinh khí cho chư thần, tạo ra thể xác và sự sống cho muôn loài, trao quyền hành chi phối muôn loài cho các thần, quy định trật tự vũ trụ. Thuyết thứ ba phổ biến hơn cả cho rằng Brahmâ được sinh ra từ một đóa sen mọc từ rốn của thần Vishnu, là hình ảnh tượng trưng cho ý nghĩa tái sinh do những mầm mống của kiếp trước được bảo tồn trong Vishnu.

      Vì vậy Brahmâ còn có tên là Mabhija (tự rốn sinh ra) hay là Abjaja (nghĩa là tự bông sen sinh ra). Brahmâ có năm đầu nhưng bị Shiva hủy mất một đầu nên chỉ còn bốn đầu, vì thế Brahmâ còn được gọi là thần bốn đầu (Chatur –ânana) hay thần Bốn mặt (Chatur –mukha). Sự tích Brahmâ có 5 đầu thường được kể như sau :

      “Brahmâ lấy chất vô nhiễm của mình tạo thành một người đàn bà. Nữ thần này được thờ với nhiều tên khác nhau là Shataruâpâ (Bách Tướng), Vâc (Thượng Ngôn cũng như Ngôi Lời) hay Sarasvâti (Hùng Biện), Savitĩ (Thánh Mẫu), Gâyatri (Thánh Ca) và Brahmâni (vợ của Brahmâ). Khi ngắm người con gái do chính mình tạo ra, Brahmâ bị mê hoặc bởi dục tính, Shararuâpâ phải lẫn về phía tay mặt để Brahmâ khỏi nhìn thấy.

      Brahmâ bèn mọc thêm một đầu trông ra phía mặt; nàng lẩn về phía trái; Brahmâ mọc thêm một đầu ra phía trái; nàng lẩn về phía sau, Brahmâ mọc thêm một đầu trông ra phía sau; cuối cùng nàng bay lên không, Brahmâ lại mọc thêm một đầu thứ năm để ngắm nhìn nàng. Còn về việc Brahmâ bị Shiva hủy mất cái đầu thứ năm cũng có nhiều truyền thuyết.

      Trong kinh Munkada cũng viết: “Phạm thiên đệ nhất chư thấn xuất sinh, sáng tạo tất cả, trì hộ thế gian’. Thần Brahmâ có màu da đỏ hồng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho nguyên lý sáng tạo vũ trụ. Brahmâ có bốn cánh tay cầm bốn pho Vêđa; hoặc có khi cầm bốn pho Vêđa trong tay thứ nhất, tay thứ hai cầm cây trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một bình nước.

Hình ảnh phổ biến nhất của Brahmâ là một vị thần có bốn dầu với hàm râu dài (Chatur ârana). Brahmâ là nguồn gốc của tri thức. Vợ của Brahmâ chính là hình ảnh nhân hóa của tri thức (Sarasvati).
Thần Ấn Độ
Brahma sáng tạo Thế giới
       Chính Brahmâ đã dạy minh giác Phạm thể làm căn bản mọi kiến thức cho Atharvan. “Minh giác Phạm thể do Phạm thiên dạy cho Atharvan xưa được Atharvan truyền cho Angri, Angri dạy cho Satyavâha thuộc dòng Bharadvâjas và Bharadvâjas dạy cho Angira, vừa minh giác siêu việt vừa minh giác hạ tầng”. Cuộc đời của Brahmâ chia ra ngày và đêm; trong đó ngày thức đêm ngủ. Khi Brahmâ thức vạn vật sinh trưởng. Khi ông ngủ vũ trụ tiêu tan, nhưng rồi sẽ tái sinh lại sau khi ông tỉnh giấc. Một ngày một đêm của Brahmâ lâu bằng 4.320.000.000 năm. Brahmâ sống lâu 100 năm.

      Truyện thì cho là vì chính miệng của đầu ấy khoe rằng Brahmâ ưu thế hơn Shiva; truyện thì cho rằng vì miệng ở đầu ấy đã nói dối trong một cuộc tranh tài giữa Brahmâ và Vishnu; truyện thì kể vì Brahmâ phạm tội loạn luân nên Shiva bèn trừng phạt bằng cách chiếu con mắt thứ ba vào cái đầu ấy và đốt nó ra tro. Mặc dầu vai trò của Brahmâ có vẻ quan trọng nhất, địa vị của Brahmâ lại sút kém nhất trong ba ngôi tối linh.

      Lý do có thể vì: đứng ở phương diện đạo đức, Brahmâ đã phạm tội dối trá và loạn luân. Thần thoại trên đây đã kể do sự phối hợp của Brahmâ và Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài người và muôn vật.

      Ushas chính là con gái của thần. Đứng về phương diện triết lý mà suy thì vì có sự sáng tạo của thần mà con người phải đắm chìm trong bể khổ , trong vòng thiện, ác xung đột và bị tách rời khỏi chân lý và hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy sáng tạo không hẳn là một hành động đầy ân phước mà chính là một hành động đọa đày, nếu không bị chống đối thì cũng chẳng đáng được sùng bái nhiệt thành.

      Hiện thần thứ hai của Brahmâ là thần Shiva, dưới hình ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng thần gió.

      Mái tóc đó cũng tượng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành. Một hôm thần Brahmâ trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahmâ hỏi danh tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahmâ bằng con.

      Brahmâ tức giận và tuyên bố chính mình mới là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Vishnu bát bỏ lời của Brahmâ, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ, hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahmâ đi lên phía ngọn.



Hiện thân thứ ba của Brahmâ chính là thần Vishnu, cũng như giữa hai đầu sinh và tử là sự sống, giữa thần Sáng Tạo Brahmâ và thần Hủy Diệt Shiva, có thần Bảo Hộ Vishnu. Vishnu sẵn sàng che chở và cứu giúp con người.
Khi cần đến, Vishnu sẽ giáng trần để trực tiếp ra tay tế độ chúng sinh. Bởi bản tính tốt lành ấy, đền thờ Vishnu đầy rẫy khắp Ấn Độ và người ta đã mệnh danh Vishnu bằng những danh hiệu vô cùng tốt đẹp như Thánh của các Thánh (Pavitram pvitrânâm), Đạo (Marga), chân lý (Tattva), Từ phụ (Pitâ), thân Hữu (Suhrid)…
Danh từ Vishnu do tự căn Vish nghĩa là tràn lan thấm nhập. Vishnu biểu hiện phẩm tính thuần khiết (Sattva) có khuynh hướng quy tâm, trái với phẩm tính hủy diệt (Tamas) có khuynh hướng ly tâm mà Shiva là biểu hiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét